Đánh giá Liễu_Tông_Nguyên

Theo Từ điển Văn học (bộ mới), thì:

Quan điểm chính trị và văn học, Liễu Tông Nguyên có một số điểm giống Hàn Dũ (768-824)[4]</ref> nhưng nhìn chung cấp tiến hơn. Vì tham gia cải cách triều chính, nhằm cải thiện đời sống dân chúng và hạn chế đặc quyền của hoạn quan và đại quý tộc, bị biếm làm Tư mã Vĩnh Châu.

Mười năm sống ở đây đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển tư tưởng của ông. Do thấy rõ hơn sự thối nát sự thối nát của triều đình và cuộc sống khổ cực của nhân dân, ông đã viết được một số tác phẩm có giá trị.

Cũng như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên là một nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển văn xuôi của Trung Quốc, nhờ sáng tác của ông đa dạng, hiện thực và sâu rộng.

Riêng mảng thơ, đa phần thơ ông thiên về thổ lộ tâm trạng cá nhân trong những ngày bị biếm trích. Tuy có những nét ủy mị, buồn thương nhưng tình cảm thì chân thành, nghệ thuật thì điêu luyện. Bên cạnh đó, vẫn có những bài phê phán hiện thực khá trực tiếp hoặc miêu tả đời sống nhân dân tương đối chân thực như Cổ Đông môn hành (Bài hành cửa Đông xưa), Điền gia tam thủ (Ba bài thơ về nhà nông)...[5]

Và lược theo Lịch sử Văn học Trung Quốc tập 2[6]:

Trong thời gian mười năm bị giáng chức ở Vĩnh Châu, do bản thân bị bức hại, và do được quan sát hiện thực tường tận hơn, nên tác phẩm của ông không còn phù phiếm, cơ bản thoát khỏi qui củ văn chương thời Lục Triều[7].trở thành nhà tản văn có phong cách độc đáo trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Tản văn của ông phong phú, nhiều vẻ; trong đó những bài ngụ ngôn trào phúng và những bài ký sơn thủy là hai loại văn có nhiều tính sáng tạo nhất.

Có nghĩa từ những mẩu ngụ ngôn chỉ có tác dụng ví dụ trong tản văn chư tử thời Tiền Tần, ông đã phát triển thành những bài văn ngắn hoàn chỉnh có ý vị văn học, khái quát, trào phúng, hiện thực và có tính chiến đấu cao hơn.

Còn những bài ký sơn thủy của ông không phải chỉ tả thiên nhiên một cách thuần túy khách quan, mà còn để bộc lộ những nỗi đau khổ, uất ức của mình.[8]

Ngoài hai loại tản văn trên, văn truyện ký và văn luận thuyết của Liễu Tông Nguyên cũng có những thành tựu.

Về thơ, thơ ông phần lớn làm sau khi bị giáng chức, so với tản văn, thì nói nhiều về nỗi đau thương lo buồn của mình hơn, phản ảnh tâm trạng của tầng lớp sĩ chính trực sau khi thất bại chính trị...Thơ ông trong sáng, đạm bạc, tinh tế, gần giống với phong cách của Đào Uyên MinhVi Ứng Vật[9]